Kết quả tìm kiếm cho "mũi vaccine COVID-19"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2582
Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.
Các nhà nghiên cứu Australia đã xác định nguyên nhân vaccine mRNA có thể gây tác dụng phụ, như đau đầu và sốt, trong khám phá mang tính đột phá có thể giúp cải thiện hiệu quả của vaccine.
Ngày 4/10, Hệ thống tiêm chủng VNVC thông tin, vaccine phòng bệnh zona thần kinh (giời leo) đã có mặt tại Việt Nam và được triển khai tiêm lần đầu tiên tại gần 200 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc.
Ghi nhận thực tế tại Trạm Y tế phường 6, quận 8, trong số trẻ đến tiêm vaccine sởi sáng 31/8 có nhiều trẻ dù đã 4-5 tuổi nhưng chưa tiêm mũi vaccine phòng sởi nào hoặc mới chỉ tiêm được một mũi.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 50 năm qua, vaccine đã góp phần cứu sống 154 triệu người, tương đương trung bình 6 người/phút, trong số đó có rất nhiều trẻ nhỏ.
Dịch ho gà năm nay có nhiều bất thường, cả số nhiễm và độ tuổi trẻ mắc bệnh.
Chiến dịch tiêm vaccine sởi được triển khai tại 100 huyện, thị xã của 18 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao bùng phát dịch và mở rộng độ tuổi tiêm cho trẻ từ 1-10 tuổi.
Tiến sĩ Peter Hotez, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giám đốc Trung tâm Phát triển vaccine tại Bệnh viện Nhi Texas của Mỹ, khuyến nghị biện pháp tốt nhất có thể làm hiện nay để bảo vệ bản thân khi số ca mắc COVID-19 gia tăng trở lại là tiêm vaccine ngay khi có thể.
Dịch bạch hầu vẫn tiếp tục xuất hiện tại các địa phương, nhiều trường hợp không rõ nguồn lây, chứng tỏ mầm bệnh vẫn lưu hành trong cộng đồng. Bệnh có tỷ lệ biến chứng nặng, tử vong cao, người dân cần hết sức cảnh giác, nhất là khi miễn dịch cộng đồng bị giảm xuống.
Bộ Y tế cho biết, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, nhiều bệnh đã có xu hướng gia tăng số mắc tại nhiều quốc gia, trong đó có sốt xuất huyết, sởi, ho gà. Tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam.
Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phố đã xuất hiện các ca mắc, ổ dịch ho gà sau thời gian dài không ghi nhận ca bệnh. Đây là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đánh giá, tình hình bạch hầu từ đầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp.